Hoa đào và hoa mai đã trở thành biểu tượng của ngày Tết Nguyên Đán. Vậy nên, từ trong Nam ra ngoài Bắc, từ trong nhà cho đến khắp phố phường người ta đều bắt gặp sắc hồng, sắc vàng của những cành đào cành mai đang báo hiệu một năm mới sắp tới. Thế nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa của hoa mai và hoa đào trong những ngày Tết.

Xin mời quý độc giả hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa sâu xa của hoa đào và hoa mai trong dịp Tết qua bài viết dưới đây qua lời chia sẻ của Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh!

Sự tích hoa đào hoa mai trong ngày Tết

#1 Sự tích hoa đào

Tích xưa kể lại rằng, ở vùng núi Sóc Sơn có một cây đào cổ thụ, cành lá xum xuê, hoa nở rất đẹp. Cây đào chính là nơi trú ngụ của hai vị thần tên Trà và Uất Lũy. Các Ngài là thiện Thần và thường che chở, bảo hộ cho dân chúng khỏi sự quấy phá của ma quỷ. Vậy nên dân chúng rất quý mến các Ngài cũng như quý cây đào.

Thế nhưng, cứ đến ngày cuối năm, hai vị thần Trà và Uất Lũy phải lên thiên đình chầu Ngọc Hoàng. Chính vì thế, lũ ma quỷ được dịp hoành hành, đến trêu chọc nhân dân. Để ma quỷ khỏi quấy phá, dân chúng đã nghĩ ra một cách là đi hái những cành đào ở núi Sóc Sơn về cắm trong nhà từ cuối năm cho đến hết Tết. Bởi họ nghĩ rằng, ma quỷ sợ hai vị thần và hai vị thần lại ngụ ở cây đào nên có thể chúng sợ cả cây đào, cành đào. Có lẽ xuất phát từ tích truyện này mà cây đào xuất hiện trong mỗi dịp Tết đến xuân về với ý nghĩa xua đuổi ma quỷ.

Sự tích hoa đào gắn liền với hai vị Thần tên Trà và Uất Lũy (ảnh minh họa)

Sự tích hoa đào gắn liền với hai vị Thần tên Trà và Uất Lũy (ảnh minh họa)

#2 Sự tích hoa mai

Sự tích hoa mai bắt nguồn từ một cô gái tên Mai. Cô và cha mình đều là những võ sĩ rất giỏi, trừ được tà và diệt được yêu tinh. Chuyện kể rằng, năm ấy có một con yêu tinh đến quấy phá, hai cha con cô đã dũng cảm lên đường diệt yêu tinh. Tuy tiêu diệt được yêu tinh, nhưng không may sau đó, cô gái lại bị một con thần rắn quấn chết. Cảm thương trước tấm lòng hiệp nghĩa của Mai, người dân mang xác cô về chôn cạnh ngôi miếu.

Thời gian sau, từ ngôi mộ mọc lên một cây ra hoa vàng rất đẹp. Người dân lấy tên của cô đặt cho cây và gọi là cây mai. Từ đó trở đi, vì hoa mai rất đẹp lại nở vào mùa xuân cho nên người ta thường lấy về để chơi Tết, chơi xuân cũng như để cầu cho sự may mắn, xua đuổi ma tà không tốt.

Theo quan niệm dân gian, hoa mai được xem là biểu tượng để cầu may mắn, xua đuổi ma tà (ảnh minh họa)

Theo quan niệm dân gian, hoa mai được xem là biểu tượng để cầu may mắn, xua đuổi ma tà (ảnh minh họa)

Biểu tượng hoa đào hoa mai qua các bài thơ trong Phật giáo

Hoa đào, hoa mai là những loài hoa rất đẹp. Vẻ đẹp của đào mai thể hiện ở sức sống tiềm tàng của nó. Mặc dù khi thu qua, đông đến, đào mai trút hết lá, chỉ còn trơ trọi những cành khẳng khiu, sần sùi.

Nhưng khi mùa xuân vừa chớm đến, những cành khẳng khiu ấy lại căng đầy nhựa sống, nụ hoa vươn mình hé nở, mầm lá đâm chồi nảy lộc. Đây là một hình ảnh rất sinh động, thể hiện sức sống mãnh liệt của cây hoa đào, hoa mai. Có lẽ cũng vì thế mà hình ảnh hoa đào, hoa mai được các Thiền sư đưa vào những áng văn vần thơ và truyền lại cho thế hệ sau.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

thirteen − 4 =

Bài viết cùng chuyên mục:

Tiểu sử Sư Tổ chùa Ba Vàng
Giới thiệu

Tổ Sư Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác là đệ tử là người tiếp nối dòng thiền thời Trần sau 400 năm bị thất truyền...

Tiểu sử Phật Hoàng Trần Nhân Tông – vị Vua từ bỏ ngai vàng để đi tu!
Bài viết, Giới thiệu

Đức vua Trần Nhân Tông là một nhà quân sự lỗi lạc, một vị anh quân cao quý, Ngài đã hai lần lãnh đạo quân dân đánh thắng giặc Mông - Nguyên

3 điều quý giá tại khóa tu thiền: Điều số 1 nhiều người mong cầu
An sinh xã hội, Bài viết, Tin tức

Lần đầu tiên, chùa Ba Vàng tổ chức cho các Phật tử trong CLB Cúc Vàng được tham gia khóa tu “Tập thiền Tứ Niệm Xứ” lần thứ 1. Đây thực là một chương trình tu quý báu và thiết thực đối với những ai từng tham gia.

Tết Nguyên Đán: Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền
An sinh xã hội, Bài viết, Tin tức

Tết Nguyên Đán là dịp để các thành viên trong gia đình sum vầy bên nhau sau một năm bận rộn; gác lại những bộn bề của cuộc sống để cùng nhau tận hưởng những phút giây hạnh phúc bên gia đình; thưởng thức những hương vị cổ truyền của dân tộc trong mâm cỗ đoàn viên. Nhắc đến Tết, cảm nhận không khí ấm áp của Tết, trong lòng mỗi người con Việt đều dâng lên những cảm xúc bồi hồi, xao xuyến khó diễn tả hết thành lời.